Ý Nghĩa Biểu Tượng và Các HiệnTướng Quán Thế Âm
- Jigme
- 3 thg 12, 2024
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 1 thg 4
Tương truyền, đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava từng khai thị sáu diệu pháp giúp chúng sinh viên thành giác ngộ: giải thoát qua cái nghe, cái thấy, cái mặc, cái nhớ nghĩ, cái nếm và cái xúc chạm. Khi lìa trần và lang thang vô định trong giai đoạn chuyển tiếp (trung ấm), nhờ nghe người thân tụng đọc Tử Thư Tây Tạng (Bardo Thodol) mà ta thêm cơ hội nhận ra pháp tính diệu minh, nhờ đó thoát vòng sinh tử. Chết là vậy, còn sống thì sao? Khi tim ta còn đập, máu ta còn nóng, có lẽ “kiến tức giải thoát” — giải thoát nhờ cái thấy — là công cụ thiện xảo nhất giúp ta đốn chứng thành đạo.

Quang Dung của Lòng Từ Bi
Suốt hai nghìn năm trăm năm qua, nghệ thuật luôn là phương tiện mạnh mẽ nhất để hoằng truyền chân lý. Cho đến hôm nay, mục đích ấy vẫn giữ nguyên không đổi. Nhân tính và Phật tính vốn bất khả phân — không bó hẹp trong tinh thần, không bó hẹp trong vật chất, vừa rỗng rang, vừa tràn đầy nhựa sống. Nghệ thuật Phật giáo cũng vậy, không thể chia chẻ làm hai. Bản chất của Đạo Pháp vốn vô ngôn tuyệt ngữ, vượt ra ngoài giới hạn của ngôn từ, nhưng chính ngôn từ và tranh tượng lại giúp chúng ta định hình và thể nhập cõi tinh thần vi tế, giúp truyền tải trực quan những sự thật mà ta khát ngưỡng nhận chân. Thật khó để hình dung ra một dòng chảy Phật giáo vắng bóng nghệ thuật.
Trong dòng chảy ấy, tâm đại bi giác ngộ được gọi bằng một cái tên và biểu đạt qua một hình tượng tiêu biểu nhất: Quán Thế Âm Bồ-tát Avalokiteshvara. Bởi đau khổ của hữu tình thì muôn hình vạn trạng, nên để độ thoát vô lượng chúng sinh trong vô số thế giới, đức “Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quảng đại Linh cảm” Bồ-tát khoác lên mình những hiện tướng mới và được gọi bằng những danh tự mới. Ngài là Quán Thế Âm ở Việt Nam, là Guanyin ở Trung Quốc, Kannon ở Nhật Bản, Karunamaya ở Nepal, và Chenrezig ở Tây Tạng.
Trong mỹ thuật Phật giáo, Bồ-tát Quán Thế Âm không đơn thuần là một biểu tượng. Ngài đã trở thành bậc hướng đạo vĩ đại, là người động viên nâng đỡ ta hướng về pháp lành, lánh xa pháp ác, là chốn tựa nương an tịnh giữa luân hồi náo động.
Những Hình Tướng Quán Thế Âm Trọng Yếu ở Nam Á và Khu Vực Himalaya
Tứ Thủ Chaturbhuja (hay Lục Tự Shadakshari)
Dịch và biên khảo: Jigme
Tư Liệu Tham Khảo
Larson, Kay. “Who Is Avalokiteshvara?” Lion's Roar. Accessed November 22, 2024. https://www.lionsroar.com/who-is-avalokiteshvara/
Watt, Jeff. 2007. “Buddhist Deity: Avalokiteshvara Iconography.” Himalayan Art Resources. Updated September 2014 and March 2017. Accessed December 10, 2024. https://www.himalayanart.org/search/set.cfm?setID=4822
Comentarios